Xuất khẩu lao động Nhật Bản: Cơ hội nhiều – thách thức cũng không hề nhỏ

Thứ ba - 24/02/2015 22:32
Theo thông tin của Cục Quản lý lao động ngoài nước, Nhật Bản sẽ cần khoảng 20.000 lao động Việt Nam trong lĩnh vực xây dựng để chuẩn bị cho các công trình thể thao phục vụ Olympic 2020 trong giai đoạn 2015 – 2020, trong khi dân số Nhật Bản đang ngày càng già hóa với tỷ lệ 23% dân số độ tuổi trên 65 tuổi. Đây là cơ hội rất lớn, thu hút nhiều lao động Việt Nam đến với thị trường xuất khẩu lao động Nhật Bản, đặc biệt là trong giai đoạn những tháng cuối năm.
xuất khẩu lao động Nhật Bản 2015

Đến với thị trường Nhật Bản, người lao động Việt Nam sẽ không chỉ được nâng cao kiến thức mà họ còn có thu nhập khá với mức lương thấp nhất là 14 triệu đồng/tháng; cao nhất như điều dưỡng viên, hộ lý mức lương có thể lên đến 45 triệu đồng/tháng. Nếu thị trường XKLĐ Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia, Trung Đông… được xem là thị trường để xóa đói giảm nghèo, thì thị trường Nhật Bản là thị trường cao cấp, đặc biệt ưu tiên nguồn lao động nữ.

Hiện tại, số thực tập sinh Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản đang gia tăng đáng kể. Trong 11 tháng qua, có 17.000 LĐ sang Nhật Bản làm việc (trung bình mỗi tháng có khoảng 1.700-1.900 NLĐ đi làm việc). Phía Nhật Bản có nhiều đánh giá tốt về chất lượng lao động Việt Nam. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam lo ngại thời điểm cuối năm NLĐ không muốn xa gia đình để đi làm xa, vì vậy sẽ khó có đủ LĐ theo đơn hàng mà đối tác đặt. Trong khi đó, với những đơn hàng tiềm năng, nếu không đáp ứng kịp sẽ mất cơ hội hợp tác. Doanh nghiệp cũng không thể vì thiếu LĐ mà tuyển dụng ồ ạt LĐ kém chất lượng. Vì vậy, dù nhiều đơn hàng, dù khó khăn nhưng doanh nghiệp Việt Nam vẫn rất cẩn trọng để có được những LĐ chất lượng cao.

 
xuất khẩu lao động Nhật Bản 2015
 
Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, đây là thời điểm phía Nhật Bản quan tâm đến LĐVN ở mức cao nhất, tăng 160% so với năm 2013. Thực tế, Nhật Bản đã mở cửa rộng hơn với LĐVN sau khi các thỏa thuận liên Chính phủ được ký kết. Cụ thể là bớt khắt khe hơn với các chỉ tiêu tuyển dụng đầu vào, từ chiều cao, trình độ học vấn, ngoại ngữ, tay nghề, thời gian đăng ký xuất cảnh cũng được rút ngắn… để NLĐVN dễ dàng vượt qua các đợt thi tuyển sang làm việc tại nước này. Tuy nhiên, bớt khắt khe không có nghĩa là dễ dãi.
 
Cơ hội với LĐVN thì nhiều nhưng sẽ là rủi ro lớn nếu chúng ta không đáp ứng đủ và đúng nguồn LĐ. Các doanh nghiệp Việt Nam phải khắt khe trong tuyển dụng, đào tạo để có nguồn LĐ dồi dào, chất lượng tốt thì mới ký đơn hàng với đối tác. Năm 2015, Việt Nam sẽ gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN, vì vậy, việc chuyển dịch LĐ là tất yếu. LĐVN sẽ phải đương đầu với những thách thức cạnh tranh trong thị trường lao động quốc tế. Việc được ưu tiên tuyển dụng sang thị trường tiềm năng và khó tính như Nhật Bản là tín hiệu lạc quan về một tương lai tốt đẹp cho XKLĐ của Việt Nam nhưng rất cần chiến lược tổng thể, dài hạn để đào tạo LĐ có chất lượng.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Sở lao động TB và XH Hà Tĩnh
Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Tĩnh
Địa chỉ: 156 - Trần Phú - TP. Hà Tĩnh - Hà Tĩnh
ĐT: 02393.851.295 - 02393.853.505 -
02393.734.789
Email: sanvieclamhatinh@gmail.com

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây