dangtintuyendung
dangkytimviec

4 bài học về kỹ năng mềm khi đi phỏng vấn không thể thiếu từ thầy Lê Thẩm Dương

Thứ ba - 24/09/2019 05:39
Với tư cách chuyên gia tư vấn quản trị cho nhiều tập đoàn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, T.s Lê Thẩm Dương hiểu rõ tình hình nhân sự hiện nay ra sao? Và người ứng tuyển thì cần có những kỹ năng mềm quan trọng gì? Sau đây là 4 bài học kỹ năng mềm khi đi phỏng vấn do thầy chia sẻ
Cẩm nang phỏng vấn xin việc
Cẩm nang phỏng vấn xin việc
1. Thay đổi cách nhận thức của bản thân về vấn đề “xin việc
   Kỹ năng đầu tiên bạn cần phải học theo TS. Lê Thẩm Dương đó chính là học cách thay đổi nhận thức của bản thân về vấn đề xin việc.
4 kỹ năng mềm khi đi phỏng vấn không thể thiếu từ thầy Lê Thẩm Dương kỹ năng 1
   “Rất nhiều người: Mặc đồ thế kỉ 21 nhưng tư duy thế kỉ 13”. – đây là một trong những câu nói nổi tiếng nhất của TS Lê Thẩm Dương. Sự “lạc hậu” về tư duy là một trong những rào cản khiến không ít bạn fail khi đi phỏng vấn. Xã hội đã thay đổi, và đã đến lúc bạn cần thay đổi nhận thức về vấn đề “xin việc”
   Theo TS. Lê Thẩm Dương, thanh niên hiện đại cần học cách thay đổi nhận thức của bản thân về vấn đề xin việc, từ lối tư duy truyền thống thụ động (xin việc) sang tư duy chủ động sáng tạo hiện đại (ứng tuyển); Họ cần nhân tài và bạn “ứng tuyển” vào vị trí đó.


2. Tạo vị thế của bản thân ngang hàng với nhà tuyển dụng
   TS. Lê Thẩm Dương nói đến lợi ích ngang nhau của 2 bên với điều kiện bạn có năng lực đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng, đây là cơ sở để bạn có thể đặt ngang hàng bản thân mình với nhà tuyển dụng trong quá trình phỏng vấn. Nếu như xin việc là bạn chọn cho mình thế đứng thấp hơn nhà tuyển dụng thì ứng tuyển là bạn đang lựa chọn cho mình thế đứng ngang hàng với nhà tuyển dụng.
4 kỹ năng mềm khi đi phỏng vấn không thể thiếu từ thầy Lê Thẩm Dương kỹ năng 2
   Tạo vị thế của bản thân ngang hàng với nhà tuyển dụng, tức buổi phỏng vấn mang tính chất là đàm phán. Bạn đang giao bán sức lao động của mình, chứ không có chuyện “xin xỏ”. Cho nên, bạn phải biết cách định giá sức lao động của bản thân. Lương chính là giá trị của sức lao động, nhà tuyển dụng hỏi mức lương bạn mong muốn tức là muôn hỏi bạn định giá sức lao động của chính mình là bao nhiêu?
   Bạn nên chọn những câu hỏi tiếp cận chứng tỏ cho nhà tuyển dụng thấy bạn đang quan tâm đến công ty của họ hoặc quan tâm đến vị trí công việc mà bạn đang ứng tuyển, ví dụ như: “Những kỹ năng và thái độ nào mà anh/chị cho là cần thiết đối với công việc này?”; “Tầm nhìn và chiến lược của bộ phận này là gì vậy anh/chị?”; “Anh/chị có thể nói cho em biết xu hướng của công ty trong 5 năm tới là gì không?”.


3. Tự tin khẳng định bản thân với nhà tuyển dụng
   Theo TS. Lê Thẩm Dương thiếu sự tự tin là điểm yếu của hầu hết các bạn trẻ khi đi phỏng vấn. Điều đấy thể hiện ở các hành động: bạn khoanh tay lại, gập người liên tục vừa kể lể về kinh nghiệm yếu kém của bạn thân, như bạn đang…sợ người khác coi thường mình và tìm lý do “mới ra trường” để né điều đó đi.
   Theo TS.Lê Thấm Dương: “Bạn đi xin việc, thực chất mọi thứ là hàng hoá, bạn mang mình vào cái chợ xin việc chính là bạn đang tự bán chính mình, thì động tác đầu tiên phải là tự tin quảng cáo mình.”
4 kỹ năng mềm khi đi phỏng vấn không thể thiếu từ thầy Lê Thẩm Dương kỹ năng 3
   Đúng vậy, quảng cáo mình chính là bạn tự tin thể hiện năng lực bản thân mình trước nhà tuyển dụng, để họ biết và ghi nhận, lựa chọn bạn.
   Tự tin và tự cao, tự ti và khiên tốn có một đường ranh giới hết sức mong manh. Vì vây trong phỏng vấn, chỉ sơ xảy chút thôi bạn có thể biến sự tự tin của mình thành tự cao, biến sự khiêm tốn thành tự ti. Nếu vậy, đáng tiếc thay bạn đã mắc lỗi kỹ năng nghiêm trọng và tự kéo khả năng trúng tuyển của mình xuống chỉ còn một nửa.
Rèn luyện sự tự tin
Sự tự tin chắc chắn bạn phải rèn luyện trong một khoảng thời gian rất dài. Bạn nên rèn luyện ngay từ bây giờ bằng cách hiểu chính bản thân, tập tin vào bản thân mình và cho điều người khác làm là bình thường. Chấp nhận và hài lòng với điểm yếu của mình, biết tự hào về bản thân và không ngừng nâng cao giá trị chính mình.
   Bạn có thể rèn luyện sự tự tin bằng cách tham gia nhiều các hoạt động đoàn thể, tập làm lãnh đạo, mở rộng mỗi quan hệ bạn bè. Lắng nghe và tiếp thu những ý kiến về bản thân để biết cách giữ gìn, phát huy và cải thiện đúng chỗ.
   Và quan trọng nhất bạn phải đảm bảo mình có kiến thức chuyên môn vững chắc, không bao giờ ngững học hỏi trau dồi kiến thức nếu bạn muốn lời nói của mình có sức thuyết phục, và bạn phải đúng thì bạn mới có tự tin đúng không nào?


4. Kỹ năng giao tiếp, trả lời phỏng vấn
   Tiến sĩ Lê Thẩm Dương đã chia sẻ: Dùng “cảm ơn bạn” thay cho “cảm ơn”. Chỉ khác 1 chữ nhưng thành khẩn hơn rất rất nhiều. Đó là một yếu tố trong kĩ năng giao tiếp, trả lời phỏng vấn mà không phải ai cũng quan tâm để ý. Chỉ thêm một chữ “bạn”nhưng câu nói thêm được bao nhiêu “hảo ý”.
4 kỹ năng mềm khi đi phỏng vấn không thể thiếu từ thầy Lê Thẩm Dương kỹ năng 4
   Bạn nên biết, kỹ năng giao tiếp phỏng vấn thể hiện rõ thái độ của bạn đối với người khác, cách ứng xử của bạn đối với những người xung quanh như cấp trên, đồng nghiệp, đối tác cho tới đối thủ  trong môi trường doanh nghiệp. Kỹ năng giao tiếp luôn đòi hỏi bạn phải có sự hiểu biết sâu rộng, biết cách xử lý linh hoạt trong mọi tình huống và sự sáng tạo trong công việc.
   Thực chất, kỹ năng này được nhắc đến trong xuyên suốt video của thầy Dương. Đầu tiên là trang phục, bạn giao tiếp bằng trang phục của mình. Nếu bạn ăn mặc xuề xoà thì chắc chắn trong mắt nhà tuyển dụng bạn không hề coi trọng công ty của họ, chưa có thái độ nghiêm túc trong công việc. Ngược lại, một bộ trang phục gọn gàng chỉn chu sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Bạn hãy chọn cho mình một chiếc áo sáng màu cùng quần tối màu, trong trang nhã và lịch sự, tóc dài cần được buộc hoặc búi gọn lên, trang điểm gương mặt và nhớ chú ý về màu móng tay và che dấu những hình xăm. Nam giới cũng cần ăn mặc gọn gàng, lịch thiệp đúng trang phục công sở.
   Khi phỏng vấn, bạn không nên nhìn chằm chằm vào chán, môi và miệng người nói chuyện, bạn hãy duy trì ánh mắt vào phần giao giữ mũi và lông mày khi đối tượng của bạn đang nói và khi bạn đặt câu hỏi mà thôi.
Body langudge là một công cụ hữu ích giúp bạn mô phỏng những điều mình nói, diễn đạt rõ ràng và sinh động hơn, bớt cảm giác nhàm chán. Bạn nên ngồi thẳng lưng, vai không lệch, ánh mắt thẳng…cử động bình tĩnh và tự tin.Hãy ăn nói rõ ràng, đĩnh đạc và trả lời đúng trọng tâm câu hỏi, không thừa không thiếu.

   Tổng kết
   Tóm lại, kỹ năng giao tiếp trả lời phỏng vấn là một kỹ năng mềm rất cần thiết để “ăn điểm” với nhà tuyển dụng mà tiến sĩ Lê Thẩm Dương mong muốn giới trẻ học tập được.
   Đã gọi là kỹ năng thì bạn luôn cần một quá trình rất lâu dài. Đừng trì hoãn mà hãy rèn luyện những kỹ năng mềm khi đi phỏng vấn này hằng ngày, hằng giờ khi mà bạn còn ngồi trên ghế nhà trường. Như vậy bạn đang nắm bắt cơ hội thành công cho công việc của bạn, cho chính tương lai của bạn.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

67
Vị trí cần tuyển
578
Ứng viên tìm việc
  • Đang truy cập33
  • Hôm nay5,204
  • Tháng hiện tại88,704
  • Tổng lượt truy cập31,117,643

Sở lao động TB và XH Hà Tĩnh
Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Tĩnh
Địa chỉ: 156 - Trần Phú - TP. Hà Tĩnh - Hà Tĩnh
ĐT: 02393.851.295 - 02393.853.505 -
02393.734.789
Email: sanvieclamhatinh@gmail.com

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây