dangtintuyendung

Thông tư 32/2010/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 10 năm 2010 của Bộ lao động TB&XH Hướng dẫn thực hiện Bảo hiểm thất nghiệp

Thứ năm - 02/10/2014 23:12
Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủquy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH

VÀ XÃ HỘI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

         Số: 32/2010/TT-BLĐTBXH

             Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2010

 

               

THÔNG TƯ

 

Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủquy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp
 

Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp;

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp (sau đây được viết tắt làNghị định số 127/2008/NĐ-CP) như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG

Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng

Đối tượng và phạm vi áp dụng của Thông tư này là những đối tượng và phạm vi áp dụng quy định tại Điều 1, Điều 2 và Điều 3 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, trừ những người là công chức theo quy định tại Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 của Chính phủ quy định những người là công chức.

Đối với người đang hưởng lương hưu hằng tháng, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng có giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với người sử dụng lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

II. CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP

Điều 2. Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Người thất nghiệp được hưởng bảo hiểm thất nghiệp, khi có đủ các điều kiện theoquy định tại Điều 15 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, được hướng dẫn thực hiện như sau:

1. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ mười hai tháng trở lên trong vòng hai mươi bốn tháng trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.

Tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động được tính nếu người sử dụng lao động và người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp, người lao động đã thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc ít nhất 01 ngày trong tháng đó.

2. Đã đăng ký thất nghiệp với Trung tâm Giới thiệu việc làm thuộc Sở Lao động- Thương binh và Xã hộitỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây được viết tắt là Trung tâm Giới thiệu việc làm) khi mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.

3. Chưa tìm được việc làm sau mười lăm ngày tính theo ngày làm việc kể từ ngày đăng ký thất nghiệp với Trung tâm Giới thiệu việc làm theo quy định tại khoản 2 Điều này (ngày thứ nhất trong mười lăm ngày nêu trên là ngày ngay sau ngày người lao động đăng ký thất nghiệp, tính theo ngày làm việc).

Ngày làm việc áp dụng cho tất cả các trường hợp trong Thông tư này là ngày làm việc từ ngày thứ hai đến hết ngày thứ sáu hằng tuần.

 Điều 3. Trợ cấp thất nghiệp

          1. Mức trợ cấp thất nghiệpquy định tại khoản 2 Điều 16 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, được hướng dẫn thực hiện như sau:

Mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của sáu tháng liền kề trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.

Trường hợp những tháng cuối cùng trước khi thất nghiệp, người lao động có thời gian gián đoạn đóng bảo hiểm thất nghiệp thì sáu tháng liền kề để tính mức trợ cấp thất nghiệp là bình quân của sáu tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi người lao động mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.

2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệpquy định tại khoản 3 Điều 16 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, đượchướng dẫn thực hiệnnhư sau:

a) Ba tháng, nếu có từ đủ mười hai tháng đến dưới ba mươi sáu tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp.

b) Sáu tháng, nếu có từ đủ ba mươi sáu tháng đến dưới bảy mươi hai tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp.

c) Chín tháng, nếu có từ đủ bảy mươi hai tháng đến dưới một trăm bốn mươi bốn tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp.

d)  Mười hai tháng, nếu có từ đủ một trăm bốn mươi bốn tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trở lên.

Tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp nêu trên được tính theo dương lịch. Mỗi tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày người lao động bắt đầu hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 3 của Điều này đến ngày đó của tháng sau trừ một ngày.

Ví dụ 1:

Ông Cao Vân được hưởng trợ cấp thất nghiệp 03 tháng, tính từ ngày 15/8/2010. Như vậy, ông Cao Vân được hưởng trợ cấp thất nghiệp của các tháng như sau :

- Tháng thứ nhất hưởng trợ cấp thất nghiệp từ ngày 15/8/2010 đến hết ngày 14/09/2010;

- Tháng thứ hai hưởng trợ cấp thất nghiệp từ ngày 15/09/2010 đến hết ngày 14/10/2010;

- Tháng thứ ba hưởng trợ cấp thất nghiệp từ ngày 15/10/2010 đến hết ngày 14/11/2010.

3. Thời điểm hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều 20 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, được hướng dẫn thực hiện như sau:

Thời điểm tính hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp tính từ ngày thứ mười sáu và tính theo ngày làm việc kể từ ngày đăng ký thất nghiệp theo quy định.

4. Tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệpquy định tại khoản 1 Điều 22 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, được hướng dẫn thực hiện như sau:

Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không trực tiếp thông báo hằng tháng với Trung tâm Giới thiệu việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp về việc tìm kiếm việc làm theo quy định .

b) Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị tạm giam theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp trong hai trường hợp nêu trên vào những ngày của tháng đang hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động vẫn được hưởng trợ cấp thất nghiệp của cả tháng đó.

5. Các trường hợp tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp được tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng quy định tại khoản 2 Điều 22 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, được hướng dẫn thực hiện như sau:

a) Người lao động vẫn trong khoảng thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 2 của Điều nàyvà tiếp tục thực hiện thông báo hằng thángtheo đúng quy địnhvới Trung tâm Giới thiệu việc làm về việc tìm kiếm việc làm.

b) Người lao động vẫn trong khoảng thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại Khoản 2 Điều này sau thời gian bị tạm giam.

6.Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 23 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, được hướng dẫn thực hiện như sau:

a) Hết thời hạn hưởng theo quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.

b) Có việc làm.

Người lao động được xác định là có việc làm thuộc một trong các trường hợp sau:

- Đã giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc (kể cả thời gian thử việc có hưởng lương) từ đủ ba tháng trở lên;

- Có quyết định tuyển dụng đối với những trường hợp không thuộc đối tượng giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc;

- Chủ hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ quan có thẩm quyền cấp.

c) Thực hiện nghĩa vụ quân sự.

d) Được hưởng lương hưu theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Trong thời hạn ba ngày tính theo ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định hưởng lương hưu hằng tháng, người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp phải thông báo bằng văn bản về quyết định hưởng lương hưu hằng tháng, ngày tháng năm bắt đầu được hưởng lương hưu với Trung tâm Giới thiệu việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

đ) Sau hai lần từ chối nhận việc làm do Trung tâm Giới thiệu việc làm giới thiệu mà không có lý do chính đáng.

Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp từ chối nhận việc làm thuộc một trong các trường hợp sau, được xác định là không có lý do chính đáng:

- Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp từ chối nhận việc làm mà  việc làm đó người lao động đã được đào tạo;

 - Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp từ chối những việc làm mà người lao động đó đã từng thực hiện;

- Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp là lao động phổ thông từ chối những việc làm chỉ cần lao động phổ thông thực hiện.

e) Trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, ba tháng liên tục không thực hiện thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm với Trung tâm Giới thiệu việc làm theo quy định.

g) Ra nước ngoài để định cư.

h) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh hoặc chấp hành hình phạt tù nhưng không được hưởng án treo.

i) Bị chết.

Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp trong tất cả các trường hợp nêu trên vào những ngày của tháng đang hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động vẫn được hưởng trợ cấp thất nghiệp của cả tháng đó.

7. Trường hợp người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp khi bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại tiết b, c khoản 6 Điều này được hưởng khoản trợ cấp một lần bằng tổng số tiền trợ cấp thất nghiệp của số thời gian được hưởng trợ cấp thất nghiệp còn lại của người thất nghiệp đó.

8. Trợ cấp thất nghiệp do Bảo hiểm xã hội Việt Nam chi trả.

Điều 4. Hỗ trợ học nghề

1. Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được hỗ trợ học nghềquy định tạikhoản 1Điều 17 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, được hướng dẫn thực hiệnnhư sau:

 Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp có nhu cầu học nghề được hỗ trợ học nghề thực hiện thông qua các cơ sở dạy nghề. Không hỗ trợ bằng tiền để người lao độngtự học nghề.

2. Mức hỗ trợ học nghềquy định tạikhoản 2Điều 17 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, được hướng dẫn thực hiệnnhư sau:

 Mức hỗ trợ học nghề cho người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bằng mức chi phí học nghề trình độ sơ cấp theo quy định của pháp luật về dạy nghề.

Trường hợp người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp có nhu cầu học nghề với mức chi phí cao hơn mức chi phí học nghề trình độ sơ cấp theo quy định của pháp luậtthì phần vượt quá mức chi phí học nghề trình độ sơ cấp do người lao độngchi trả.

3. Thời gian được hỗ trợ học nghềquy định tạikhoản 3Điều 17 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, được hướng dẫn thực hiệnnhư sau:

Thời gian được hỗ trợ học nghề phụ thuộc vào thời gian đào tạo nghề của từng nghề và từng người lao động, nhưng không quá sáu tháng. Thời gian bắt đầu để được hỗ trợ học nghề tính từ ngày người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.

Trong thời gian được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định, nếu người lao động có nhu cầu học nghề thì phải làm đơn đề nghị hỗ trợ học nghề, Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội quyết định hỗ trợ học nghề trong thời hạn mười ngày tính theo ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị hỗ trợ học nghề của người lao động.

Trường hợp người lao động đã hưởng hết thời gian được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định mà vẫn tiếp tục học nghề hoặc mới tham gia học nghề theo quyết định của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội thì vẫn được hỗ trợ học nghề cho đến hết thời gian học nghề.

Ví dụ 2:

Ông Đào Văn Quang được hưởng trợ cấp thất nghiệp là 3 tháng từ  ngày 10 tháng 6 đến hết ngày 9 tháng 08 năm 2010, đến ngày 15 tháng 7 năm 2010 ông Quang có nhu cầu học nghề hàn, có đơn đề nghị học nghề và trong tháng 7 năm 2010 Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội ra quyết định hỗ trợ học nghề, ông Quang được hỗ trợ học nghề hàn với thời gian là 6 tháng nhưng khóa học nghề này bắt đầu vào tháng 9 khi ông Quang đã hết thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp thì ông Quang vẫn được hỗ trợ học nghề cho đến hết thời gian quy định được hỗ trợ học nghề là 6 tháng.

Ví dụ 3:

Ông Đặng Quang Khánh được hưởng trợ cấp thất nghiệp là 03 tháng từ ngày 01/05 đến 31/7 năm 2010, đến ngày 30 tháng 7 năm 2010 ông Quang có nhu cầu học nghề hàn, có đơn đề nghị học nghề và ngày 05/08/2010 (thời điểm ông Khánh đã hết thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp) Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội ra quyết định hỗ trợ học nghề, ông Khánh được hỗ trợ học nghề hàn với thời gian là 06 tháng nhưng khóa học nghề này bắt đầu vào tháng 10 khi ông Khánh đã hết thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp thì ông Khánh vẫn được hỗ trợ học nghề cho đến hết thời gian quy định được hỗ trợ học nghề là 6 tháng.

4. Chi phí hỗ trợ học nghề do Bảo hiểm xã hội Việt Nam chi trả.

Điều 5. Hỗ trợ tìm việc làm

1. Hỗ trợ tìm việc làmquy định tạikhoản 1Điều 18 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, được hướng dẫn thực hiệnnhư sau:

 Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được Trung tâm Giới thiệu việc làm tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí. Việc hỗ trợ tìm việc làm phải phù hợp với trình độ đào tạo, kinh nghiệm làm việc của người lao động.

2. Thời gian người lao động được hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làmquy định tạikhoản 2Điều 18 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, được hướng dẫn thực hiệnnhư sau:

 Thời gian người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được Trung tâm Giới thiệu việc làm hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm tính từ ngày người lao độngđược hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng và không quá tổng thời gian mà người lao động đó được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội.

3. Chi phí cho tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp do Bảo hiểm xã hội Việt Nam chi trả.

Điều 6. Bảo hiểm y tế

Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được hưởng bảo hiểm y tế theo quy định tạikhoản 2Điều 19 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP được hướng dẫn thực hiệnnhư sau:

1.  Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế. Trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động không được hưởng bảo hiểm y tế và phải trả lại thẻ bảo hiểm y tế cho tổ chức bảo hiểm xã hội theo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

2. Bảo hiểm xã hội Việt Nam đóng bảo hiểm y tế cho người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

III. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THỰC HIỆN BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP

Điều 7. Tham gia bảo hiểm thất nghiệp

1. Người sử dụng lao động có sử dụng từ mười người lao độngtrở lên quy định tại Điều 3 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, đượchướng dẫn thực hiệnnhư sau:

Số lao độngđược người sử dụng lao động sử dụng từ mười người lao độngtrở lên, bao gồm: số lao động là người Việt Nam đang thực hiệnhợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn, hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng, hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên. Đối với các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp thuộc tổ chức chính trị, đơn vị sự nghiệp thuộc tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội khácsử dụng từ mười người lao độngtrở lên bao gồm cả sốcán bộ, công chức đang làm việc tại cơ quan.

Thời điểm tính số lao động hằng năm của các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức để thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp là ngày 01 tháng 01 theo dương lịch.

Trường hợp thời điểm khác trong năm người sử dụng lao động sử dụng đủ số lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định thì thời điểm tính số lao động của năm đó để thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức được tính vào ngày mùng một của tháng tiếp theo, tính theo dương lịch.

Trường hợp người sử dụng lao động đã sử dụng từ mười người lao động trở lên thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp, nếu các tháng trong năm có sử dụng ít hơn mười người lao động thì vẫn thực hiện đóng bảo hiểm thất nghiệp cho những người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp.

2. Thời hạn tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tạiĐiều 36 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, được hướng dẫn thực hiệnnhư sau:

Trong thời hạn ba mươi ngày tính theo ngày làm việc, kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho tổ chức bảo hiểm xã hội.

Thủ tục nộp và nhận hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp do Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn.

3. Hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tạiĐiều 36 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, gồm:

          a) Tờ khai cá nhân của người lao động, bao gồm các nội dung: họ và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú; số chứng minh thư nhân dân, ngày và nơi cấp; số và ngày tháng năm giao kết hợp đồng lao động, loại hợp đồng lao động, tiền lương hoặc tiền công đóng bảo hiểm thất nghiệp và các khoản phụ cấp phải đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định, ngày có hiệu lực của hợp đồng lao động; số sổ bảo hiểm xã hội; thời gian đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa được hưởng bảo hiểm thất nghiệp; cam kết của người lao động; xác nhận của người sử dụng lao động. Các nội dung của tờ khai cá nhân nêu trên được ban hành cùng với mẫu Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội và do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành.

b) Danh sách người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp do người sử dụng lao động lập, bao gồm các nội dung: họ và tên; số chứng minh thư nhân dân; số sổ bảo hiểm xã hội; loại hợp đồng lao động; tiền lương hoặc tiền công đóng bảo hiểm thất nghiệp và các khoản phụ cấp phải đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định. Các nội dung củadanh sách người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệpnêu trên được ban hành cùng với mẫu danh sách lao động tham gia bảo hiểm xã hội và do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành.

Điều 8. Đóng bảo hiểm thất nghiệp

1. Phương thức đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 26của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, được hướng dẫn thực hiệnnhư sau:

Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng mức bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người tham gia bảo hiểm thất nghiệp và trích 1% tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của từng người lao động để đóng cùng một lúc vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

2. Tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp theo khoản 3 Điều 27 của Nghị định 127/2008/NĐ-CP, được hướng dẫn thực hiện như sau:

Người lao động có mức tiền lương, tiền công tháng cao hơn hai mươi tháng lương tối thiểu chung thì mức tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng hai mươi tháng lương tối thiểu chung (hiện nay là 730.000 đồng/tháng; tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa bằng 14.600.000 đồng/tháng). Khi mức lương tối thiểu chung được điều chỉnh thì mức tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cũng sẽ thay đổi theo quy định trên.

Ví dụ 4:

Ông Hoàng Văn Hoà làm việc ở doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, có tiền lương ghi trong hợp đồng lao động là 1.000 USD/tháng, tháng 7/2010 tiền lương thực nhận của ông Hoàng Văn Hoà là 19.100.000 đồng/tháng (tính theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố ngày 01 tháng 07 năm 2010 là 19.100 đồng/1 USD). Tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của ông Hoàng Văn Hoà là 14.600.000 đồng.

Trường hợp người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hoặc ốm đau từ mười bốn ngày làm việc trở lên trong tháng, không hưởng tiền lương, tiền công tháng tại đơn vị mà hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội thì cả người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp trong tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc.

3.Thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao độngtheo quy định tại khoản 2 Điều 26của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP,do Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định.

4. Trình tự, thủ tục đóng bảo hiểm thất nghiệp thực hiện theo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Điều 9.Hưởng bảo hiểm thất nghiệp

1. Đăng ký theo quy định tại khoản 1 Điều 34của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, được hướng dẫn thực hiệnnhư sau:

a) Trong thời hạn bảy ngày tính theo ngày làm việc, kể từ ngày bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động phải trực tiếp đến Trung tâm Giới thiệu việc làm nơi đã làm việc trước khi bị mất việc làm, chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc để đăng ký thất nghiệp (ngày thứ nhất trong thời hạn bảy ngày là ngày làm việc ngay sau ngày người lao động bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc).

Người lao động có trách nhiệm kê khai đầy đủ các nội dung trong bản Đăng ký thất nghiệp theo mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư này nộp cho Trung tâm Giới thiệu việc làm.

Trung tâm Giới thiệu việc làm có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra các nội dung của người lao động kê khai trong bản Đăng ký thất nghiệp và trao lại cho người lao động bản Thông tin đăng ký thất nghiệp theo mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư này.

Ví dụ 5: 

Ông Lê Văn Hưng chấm dứt hợp đồng làm việc ngày 01/3/2010 thì ngày thứ nhất trong thời hạn phải đăng ký thất nghiệp của ông Hưng là ngày 02/03/2010. Như vậy, thời hạn cuối cùng đăng ký thất nghiệp của ông Hưng theo quy định (7 ngày làm việc kể từ ngày mất việc làm) là ngày 10/03/2010.

 

 

Ví dụ 6:

Ông Nguyễn Văn A chấm dứt hợp đồng lao động ngày 31/12/2009 thì ngày thứ nhất trong thời hạn đăng ký thất nghiệp của ông A là ngày 01/01/2010, nhưng ngày 01/01/2010 là ngày thứ 6 (ngày lễ được nghỉ) và ngày 2/1, 3/1 là thứ 7, chủ nhật, do vậy ngày thứ nhất trong thời hạn đăng ký thất nghiệp của ông A là ngày 04/01/2010. Như vậy, thời hạn cuối cùng đăng ký thất nghiệp của ông A theo quy định (7 ngày làm việc kể từ ngày mất việc làm) là ngày 12/01/2010.

b) Những trường hợp người lao động đăng ký thất nghiệp quá bảy ngày theo quy định tại tiết a khoản này nhưng nhiều nhất không quá ba mươi ngày tính theo ngày dương lịch kể từ ngày hết hạn đăng ký thất nghiệp theo quy định được đăng ký thất nghiệp và giải quyết hưởng bảo hiểm thất nghiệp nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

- Ốm đau, thai sản có giấy xác nhận của Bệnh viện cấp huyện hoặc tương đương trở lên;

- Bị tai nạn có giấy xác nhận của Bệnh viện cấp huyện, tương đương trở lên hoặc xác nhận của cảnh sát giao thông đối với trường hợp bị tai nạn giao thông;

- Do thiên tai, dịch họa có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây được viết tắt là cấp xã) theo đơn đề nghị của người lao động.

2. Hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều 37của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, bao gồm:

a) Đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo mẫu số 3 ban hành kèm theo Thông tư này.

b) Bản sao hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, quyết định thôi việc hoặc xác nhận của đơn vị cuối cùng trước khi thất nghiệp về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc theo đúng pháp luật.

Đồng thời, người lao động phải xuất trình Sổ Bảo hiểm xã hội có xác nhận của Cơ quan bảo hiểm xã hội về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Người lao động bị thất nghiệp phải nộp đầy đủ hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp trong thời hạn mười lăm ngày tính theo ngày làm việc kể từ ngày đăng ký thất nghiệp (ngày thứ nhất trong thời hạn mười lămngày là ngày làm việc ngay sau ngày người lao động đăng ký thất nghiệp).

Trung tâm Giới thiệu việc làm chỉ nhận hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi đã đầy đủ các giấy tờ theo quy định, sau khi nhận hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp phải trao lại cho người lao động phiếu hẹn trả lời kết quả theo theo mẫu số 4 ban hành kèm theo Thông tư này.

Ví dụ 7:

Ông Hoàng Văn C đăng ký thất nghiệp ngày 05/01/2010 thì ngày thứ nhất được tính trong thời hạn nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp của ông C là ngày 06/01/2010. Như vậy, thời hạn nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp của ông Cơtheo quy định (15 ngày làm việc kể từ ngày đăng ký thất nghiệp) là ngày 26/01/2010.

c) Trường hợp người lao động bị thất nghiệp nộp đầy đủ hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp quá mười lămngày theo quy định tại tiết b điểm này nhưng nhiều nhất không quá ba mươi ngày tính theo ngày dương lịch kể từ ngày hết hạn nộp đủ hồ sơ hưởng bảo hiểm theo quy định được tiếp nhận giải quyết chế độ hưởng bảo hiểm thất nghiệp thuộc một trong các trường hợp sau:

- Ốm đau, thai sản có giấy xác nhận của Bệnh viện cấp huyện hoặc tương đương trở lên;

- Bị tai nạn có giấy xác nhận của Bệnh viện cấp huyện, tương đương trở lên hoặc xác nhận của cảnh sát giao thông đối với trường hợp bị tai nạn giao thông;

- Do thiên tai, dịch họa có xác nhận của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã  theo đơn đề nghị của người lao động.

3. Giải quyết hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 38của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, được hướng dẫn thực hiện như sau:

a) Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn hai mươi ngày tính theo ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động theo quy định tại khoản 2 Điều này.

b) Đối với những trường hợp được hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp:

- Trợ cấp thất nghiệp:

+ Giám đốc Trung tâm Giới thiệu việc làm có trách nhiệm xác định mức hưởng, thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, dự thảo Quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp của từng người lao độngvà trình trực tiếp Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội ký quyết định.

+ Quyết định của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội gửi một bản đến Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh) để thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp; một bản lưu tại Sở Lao động- Thương binh và Xã hội; một bản gửi Trung tâm Giới thiệu việc làm để thực hiện việc tư vấn, giới thiệu việc làm và theo dõi việc tìm kiếm việc làm của người thất nghiệp, xác định người thất nghiệp trong trường hợp tạm dừng hoặc chấm dứt hay tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp; một bản gửi người lao độngđể thực hiện. Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu số 5 ban hành kèm theo Thông tư này.

Đối với các trường hợp được hưởng khoản trợ cấp một lần theo quy định tại khoản 2 Điều 23 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP thì người lao độngcó đề nghị hưởng khoản trợ cấp một lần theo mẫu số 6 ban hành kèm theo Thông tư này; Giám đốc Trung tâm Giới thiệu việc làm có trách nhiệm xác định mức hưởng trợ cấp một lần, dự thảo Quyết định về việc hưởng trợ cấp một lần của từng người lao độngvà trình trực tiếp Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội ký quyết định; Quyết định của Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội gửi một bản đến Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để thực hiện chi trả trợ cấp một lần; một bản lưu tại Sở Lao động- Thương binh và Xã hội;một bản gửi Trung tâm Giới thiệu việc làm và một bản gửi người lao độngđể thực hiện. Quyết định hưởng trợ cấp một lần thực hiện theo mẫu số 7 ban hành kèm theo Thông tư này.

Trình tự, thủ tục chi trả trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

- Tư vấn, giới thiệu việc làm:

Sau khi nhận được Quyết định của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp của người thất nghiệp, Giám đốc Trung tâm Giới thiệu việc làm tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí cho người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định. Kinh phí cho hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

- Hỗ trợ học nghề:

+ Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp có nhu cầu học nghề thì phải làm đơn theo mẫu số 8 ban hành kèm theo Thông tư này gửi Trung tâm Giới thiệu việc làm.

+ Giám đốc Trung tâm Giới thiệu việc làm có trách nhiệm xác định nghề, mức hỗ trợ học nghề, thời gian học nghề, nơi học nghề, dự thảo Quyết định về việc hỗ trợ học nghề đối với người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp và trình trực tiếp Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội ký quyết định.

+ Quyết định của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội gửi một bản đến Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để thực hiện chi trả chi phí dạy nghề cho cơ sở dạy nghề (bao gồm cả Trung tâm Giới thiệu việc làm thực việc dạy nghề cho người thất nghiệp); một bản lưu tại Sở Lao động-Thương binh và Xã hội; một bản gửi Trung tâm Giới thiệu việc làm để tiếp tục thực hiện việc tư vấn, giới thiệu việc làm sau khi học nghề; một bản gửi cho cơ sở dạy nghề để thực hiện việc dạy nghề cho người lao động; một bản gửi người lao độngđể thực hiện.

Quyết định hưởng hỗ trợ học nghề thực hiện theo mẫu số 9 ban hành kèm theo Thông tư này.

Trình tự, thủ tục chi trả hỗ trợ học nghề theo quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

c) Đối với những trường hợp không được hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp: Trung tâm Giới thiệu việc làm phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do theo mẫu số 10 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 10. Chuyển hưởng bảo hiểm thất nghiệp

1. Chuyển nơi hưởng bảo hiểm thất nghiệp trước khi người lao độngcó Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp:

Trường hợp người lao động khi đăng ký thất nghiệp có nhu cầu chuyển đến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác để hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp thì phải đăng ký thất nghiệp theo quy định và làm đơn đề nghị chuyển hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo mẫu số 11 ban hành kèm theo Thông tư này gửi Trung tâm Giới thiệu việc làm nơi đăng ký thất nghiệp. Trung tâm Giới thiệu việc làm có trách nhiệm giới thiệu chuyển hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo đề nghị của người lao động và kèm theo đăng ký thất nghiệp của người lao động đó. Trung tâm Giới thiệu việc làm nơi tiếp nhận chuyển hưởng bảo hiểm thất nghiệp có trách nhiệm tiếp nhận và thực hiện các thủ tục theo quy định tại Thông tư này.

Giấy giới thiệu chuyển hưởng bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện theo mẫu số 12 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp sau khi có Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp:

Trong thời gian đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động có nhu cầu chuyển đến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác để tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp thì phải làm đơn đề nghị chuyển hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu số 13 ban hành kèm theo Thông tư này và gửi Trung tâm Giới thiệu việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp. Trung tâm Giới thiệu việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp có trách nhiệm giới thiệu chuyển hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đề nghị của người lao động (kèm theo bản Đăng ký thất nghiệp, quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, Đề nghị chuyển nơi hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp và các giấy tờ có liên quan của người lao động đó) và thông báo bằng văn bản với Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh về việc chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động đó.

Trung tâm Giới thiệu việc làm nơi tiếp nhận chuyển hưởng trợ cấp thất nghiệp có trách nhiệm tiếp nhận và có văn bản đề nghị Bảo hiểm xã hội tỉnh tiếp tục thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp, kèm theo bản sao Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động; tiếp tục thực hiện các chế độ theo quy định cho người lao động.

Việc chi trả trợ cấp thất nghiệp, cấp lại thẻ bảo hiểm y tế cho người chuyển hưởng trợ cấp thất nghiệp do Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn.

Giấy giới thiệu chuyển hưởng trợ cấp thất nghiệp được thực hiện theo mẫu số 14 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 11. Thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm

1. Thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm theo quy định tại khoản 2 Điều 34 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, được hướng dẫn thực hiện như sau:

Trong thời gian đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, người thất nghiệp phải trực tiếp đến Trung tâm giới thiệu việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp thông báo về việc tìm kiếm việc làm, trừ các trường hợp sau:

- Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị ốm đau, thai sản thì phải có giấy xác nhận của Bệnh viện cấp huyện hoặc tương đương trở lên;

-  Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị tai nạn thì phải có giấy xác nhận của Bệnh viện cấp huyện, tương đương trở lên hoặc xác nhận của cảnh sát giao thông đối với trường hợp bị tai nạn giao thông;

- Do thiên tai, dịch họa thì phải có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã theo đơn đề nghị của người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Các trường hợp không trực tiếp đến Trung tâm Giới thiệu việc làm nêu trên, chậm nhất ba ngày, tính theo ngày làm việc sau ngày thông báo về việc tìm việc làm theo quy định thì người lao động phải gửi giấy tờ theo quy định nêu trên đến Trung tâm Giới thiệu việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Thông báo về việc tìm kiếm việc làm được thực hiện theo mẫu số 15 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Ngày thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm của từng người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp do Trung tâm Giới thiệu việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp quy định.

Điều 12. Tạm dừng và tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp

1. Trình tự, thủ tục tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp:

Người lao độngđang hưởng trợ cấp thất nghiệp thuộc trường hợp tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp, Giám đốc Trung tâm Giới thiệu việc làm nơi người lao độngđang hưởng trợ cấp thất nghiệp có trách nhiệm dự thảo Quyết định tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp trình trực tiếp Giám đốc Sở Lao động  – Thương binh và Xã hội ký quyết định.

Quyết định của Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội về tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp gửi một bản đến Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để thực hiện tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp; một bản lưu tại Sở Lao động-Thương binh và Xã hội; một bản gửi Trung tâm Giới thiệu việc làm; một bản gửi người lao độngđể thực hiện. Quyết định của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về việc tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp thực hiện theomẫu số 16 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Việc tiếp tục hưởng tiếp trợ cấp thất nghiệp hằng tháng: Người lao động thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 22 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 thìGiám đốc Trung tâm Giới thiệu việc làm nơi người lao độngđang tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp có trách nhiệm dự thảo Quyết định tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp trình trực tiếp Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ký quyết định.

Quyết định của Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội về việc tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp gửi một bản đến Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để thực hiện tiếp tục trả trợ cấp thất nghiệp cho người thất nghiệp; một bản lưu tại Sở Lao động-Thương binh và Xã hội; một bản gửi Trung tâm Giới thiệu việc làm; một bản gửi người lao độngđể thực hiện. Quyết định của Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội về việc tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp thực hiện theomẫu số 17 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 13. Chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp

Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại điểm b, c, d, đ, e, g, h, i khoản 6 Điều 3 của Thông tư này, Giám đốc Trung tâm Giới thiệu việc làm nơi người lao độngđang hưởng trợ cấp thất nghiệp có trách nhiệm dự thảo Quyết định chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp trình trực tiếp Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ký quyết định.

Quyết định chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp của Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội gửi một bản đến Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để thực hiện việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp; một bản lưu tại Sở Lao động-Thương binh và Xã hội; một bản gửi Trung tâm Giới thiệu việc làm; một bản gửi người lao độngđể thực hiện. Quyết định chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo mẫu số 18 ban hành kèm theo Thông tư này.

 

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:        

Điều 14. Trách nhiệm của Cục Việc làm, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội

1. Giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.

2. Chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp.

3. Tuyên truyền, phổ biến, tập huấn các quy định của pháp luậtvề bảo hiểm thất nghiệp.

4. Tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện chính sách, pháp luậtvề bảo hiểm thất nghiệp.

Điều 15. Trách nhiệm của Bảo hiểm xã hội Việt Nam

  1. Thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp.

  2. Ban hành văn bản hướng dẫn về hồ sơ, thủ tục tham gia và đóng bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Hướng dẫn nghiệp vụ để Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện thu, chi bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.

  3. Tiếp nhận kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp và quản lý Quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định.

4. Hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra tình hình thực hiện thu, chi bảo hiểm thất nghiệp đối với Bảo hiểm xã hội tỉnh, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an, Bảo hiểm xã hội Ban Cơ yếu Chính phủ.

  5. Phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trong tổ chức thực hiện, thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và trao đổi thông tin liên quan đến thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp.

  6. Định kỳ hằng năm, trước ngày 31 tháng 01 báo cáo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về tình hình thực hiện thu, chi, quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm thất nghiệp của năm trước.

          Điều 16.  Trách nhiệm của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội

1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quanliên quan tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp.

2. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, Trung tâm Giới thiệu việc làm, các cơ sở dạy nghề tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn.

3. Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định hỗ trợ học nghề, quyết định tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người thất nghiệp theo quy định của pháp luật.

 

          4. Theo dõi, thanh tra, kiểm tra thực hiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp.

5. Định kỳ sáu tháng, trước ngày 31 tháng 7 và một năm trước ngày 31 tháng 01 báo cáo về Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội tình hình thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn theo mẫu số 19 kèm theo Thông tư này.

Điều 17. Trách nhiệm của Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1. Tiếp nhận hồ sơ của người sử dụng lao động đăng ký tham gia và đóng bảo hiểm thất nghiệp; tổ chức thu bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.

2. Thực hiện việc chốt và trả sổ bảo hiểm xã hội về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động chậm nhất năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu.

3. Tổ chức chi trả trợ cấp thất nghiệp, cấp thẻ bảo hiểm y tế và giải quyết quyền lợi về bảo hiểm y tế cho người hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp.

4. Thực hiện chi hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho Trung tâm Giới thiệu việc làm thuộc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội và chi hỗ trợ học nghề cho Cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn.

5. Dừng chi trả các khoản trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề, hỗ trợ tìm kiếm việc làm, thu hồi thẻ bảo hiểm y tế đối với người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiêp khi có quyết định của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội.

6. Định kỳ hàng năm, trước 15 tháng 7 báo cáo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tình hình thực hiện thu, chi bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng đầu năm và ngày 15 tháng 1 báo cáo tình hình thu, chi bảo hiểm thất nghiệp của năm trước.

7. Phối hợp với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội và cơ quan liên quan để tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, giải quyết những vướng mắc phát sinh về bảo hiểm thất nghiệp.

Điều 18.  Trách nhiệm của Trung tâm Giới thiệu việc làm

1. Tổ chức tiếp nhận đăng ký thất nghiệp, hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, xem xét và thực hiện các thủ tục giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Thông tư này.

2. Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền chính sách, pháp luậtvề bảo hiểm thất nghiệp.

3. Tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm cho người đang hưởng bảo hiểm thất nghiệp; tổ chức dạy nghề phù hợp cho người đang hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

4. Lưu trữ hồ sơ của người lao động theo quy định. Mỗi người lao động có một túi hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, bao gồm: Đăng ký thất nghiệp; Đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp; Bản sao hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, quyết định thôi việc hoặc xác nhận của đơn vị cuối cùng trước khi thất nghiệp về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc theo đúng pháp luật; Quyết định hưởng bảo hiểm thất nghiệp; Đơn đề nghị hưởng trợ cấp một lần; Quyết định hưởng trợ cấp một lần; Đề nghị học nghề; Quyết định hỗ trợ học nghề; Đề nghị chuyển hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp; Giấy giới thiệu; Thông báo về việc tìm việc làm; Quyết định tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp; Quyết định tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp; Quyết định chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp và các giấy tờ có liên quan của người lao động.

5. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ:

a) Trước ngày 25 hằng tháng, báo cáo về Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (Cục Việc làm) về việc thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp, tư vấn, giới thiệu việc làm và dạy nghề cho người thất nghiệp trên địa bàn (tính từ ngày 20 tháng trước đến ngày 20 của tháng báo cáo) theo mẫu số 20 kèm theo Thông tư này.

b) Định kỳ sáu tháng, trước ngày 15 tháng 7, hằng năm trước ngày 15 tháng 01 báo cáo về Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, Cục Việc làm (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) tình hình thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp, tư vấn, giới thiệu việc làm và dạy nghề cho người thất nghiệp trên địa bàn theo mẫu số 21kèm theo Thông tư này.

Điều 19.Trách nhiệm của các cơ sở dạy nghề

Tổ chức thực hiện dạy nghề cho người thất nghiệp theo yêu cầu của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Điều 20. Trách nhiệm của người sử dụng lao động

1. Phối hợp với tổ chức công đoàn cơ sở để tuyên truyền, phổ biến chính sách bảo hiểm thất nghiệp và thực hiện đúng các quy định về tham gia bảo hiểm thất nghiệp; đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luậtvề bảo hiểm thất nghiệp.

2. Xuất trình các tài liệu, hồ sơ và cung cấp thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi có kiểm tra, thanh tra về bảo hiểm thất nghiệp.

3. Cung cấp bản sao hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc xác nhận về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc xác nhận về việc người lao độngbị mất việc làm cho người lao độngchậm nhất hai ngày kể từ ngày người lao độngmất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc; thực hiện việc xác nhận  hoặc chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động để người lao độngkịp hoàn thiện hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định.

4. Cung cấp thông tin cho người lao độngvề việc đóng bảo hiểm thất nghiệp sau hai ngày (tính theo ngày làm việc) kể từ ngày người lao độngyêu cầu.

5. Hướng dẫn người lao độngkhi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc để người lao động đăng ký thất nghiệp, nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp với Trung tâm Giới thiệu việc làm theo quy định.

6. Định kỳ hằng năm, trước ngày 15 tháng 01 báo cáo tình hình thực hiện đóng bảo hiểm thất nghiệp của năm trước với Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương nơi đăng ký tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định theo mẫu số 22 kèm theo Thông tư này. 

 

Điều 21. Điều khoản thi hành

1.Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký.

2. Thông tư này thay thế Thông tư số 04/2009/TT- BLĐTBXH ngày 22 tháng 01 năm 2009 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng12 năm 2008 của Chính phủquy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp và Thông tư số 34/2009/TT- BLĐTBXH ngày 16 tháng 10 năm 2009 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung Thông tư số 04/2009/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 01 năm 2009 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội.

3. Đối với các doanh nghiệp nhà nước trong thời hạn chuyển đổi theo Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003 thì thời gian người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp không được tính đểhưởng trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc theo quy định tại khoản 6 Điều 139 Luật Bảo hiểm xã hội kể từ ngày Luật Bảo hiểm xã hội có hiệu lực thi hành về bảo hiểm thất nghiệp.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội để hướng dẫn, bổ sung kịp thời./.

 

Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- Văn phòng Trung ương Đảng và các Ban của Đảng;

-Văn phòng Quốc hội;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

- Tòa án nhân dân tối cao;

- Kiểm toán Nhà nước;

- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;

- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương;

- Sở LĐTBXH các tỉnh, TP trực thuộc TƯ;

- Công báo;

- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);

- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;

- Wetsite Bộ LĐTBXH;

- Các đơn vị có liên quan thuộc Bộ LĐTBXH;

- Lưu VP BLĐTBXH, Cục VL(30 bản).                  

             

              KT. BỘ TRƯỞNG

                THỨ TRƯỞNG

 

 

                Đã ký

 

Nguyễn Thanh Hòa

 

 

 

 

 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

69
Vị trí cần tuyển
842
Ứng viên tìm việc
  • Đang truy cập43
  • Hôm nay15,645
  • Tháng hiện tại434,937
  • Tổng lượt truy cập31,463,876

Sở lao động TB và XH Hà Tĩnh
Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Tĩnh
Địa chỉ: 156 - Trần Phú - TP. Hà Tĩnh - Hà Tĩnh
ĐT: 02393.851.295 - 02393.853.505 -
02393.734.789
Email: sanvieclamhatinh@gmail.com

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây